PHƯƠNG PHÁP ĐĨA THỨC ĂN CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Ngày 29/06/2022

 -  3756 Lượt xem

PHƯƠNG PHÁP ĐĨA THỨC ĂN CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Trong thực tế cuộc sống hiện nay việc chuẩn bị khẩu phần ăn chi tiết cho bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp nhiều khó khăn do thời gian hạn hẹp, khả năng tính toán của người bệnh hạn chế, đặc biệt là người bệnh lớn tuổi hoặc người bận bịu công việc làm ăn sinh kế nên thường phải ăn ở hàng quán bên ngoài. Sau đây bs sẽ hướng dẫn một phương pháp đơn giản giúp người bệnh có thể nhanh chóng ước lượng khẩu phần ăn của mình
Phương pháp đĩa thức ăn (Plate Method) là cách ăn đơn giản để tạo ra bữa thức ăn đủ dinh dưỡng và giúp kiểm soát đường huyết.
CÁCH CHIA ĐĨA THỨC ĂN
Dùng một đĩa chứa thức ăn có đường kính 20cm –25cm là đĩa mà chúng ta thường đĩa ăn cơm ở tiệm
 
4 Bước đơn giản tạo nên đĩa thức ăn cho người đái tháo đường
 
Bước 1: Chia đĩa làm đôi và 1/2 đĩa chứa rau củ
 
Các loại rau củ chứa ít carbohydrate vì vậy không làm tăng đường nhiều.
Rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, là những thành phần quan trọng để tạo nên bữa ăn khỏe mạnh.
Rau củ không hạn chế cho bệnh nhân đái tháo đường, do vậy nên tăng cường hóm thực phẩm này.
Rau củ còn có tác dụng giảm đường huyết sau ăn cho người bệnh đái tháo đường.

Chú ý: Nhóm khoai: khoai lang, khoai tây, khoai mỡ…không thuộc nhóm rau củ ít tinh bột này.

1/2 ĐĨA LÀ RAU CỦ QUẢ ÍT TINH BỘT

Các loại rau củ ít tinh bột mà bạn có thể tham khảo
 
o Măng tây
o Bông cải xanh hoặc súp lơ trắng
o Bắp cải
o Cà rốt
o Rau cần tây
o Quả dưa chuột
o Cà tím
o Các loại rau xanh nhiều lá như cải xoăn, cải thìa, cải bẹ xanh
o Nấm
o Đậu bắp Đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu tuyết
o Ớt: như ớt chuông và ớt cay
o Rau xanh như rau diếp, rau bina…
o Các loại họ Bí như bí xanh, bí vàng, su su, bí Cà chua…
 
Bước 2: Thịt, cá, trứng, tàu hũ, nấm vv.. được chia vào 1/4 đĩa
1/2 đĩa còn lại được chia thành đôi: trong đó 1/4 đĩa còn lại chứa Thịt, cá, trứng, tàu hũ, nấm vv..
Thực phẩm chứa nhiều protein như cá, gà, thị bò nạc, sản phẩm từ đậu nành và bơ đều được xem là nhóm ” thực phẩm nhiều protein”.
Thực phẩm nhiều protein, đặc biệt có nguồn gốc từ động vật thường có nhiều mỡ bão hòa, làm gia tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Các loại thực ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật như đậu, rau, đậu nành…
1/4 ĐĨA CHỨA THỊT, CÁ, TRỨNG, TÀU HỦ vv…
 
Các nhóm thực phẩm nhiều protein:
 
o Gà, gà tây và trứng
o Các loại cá như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, cá rô phi, hoặc cá kiếm.
o Động vật có vỏ như tôm, sò điệp, trai, trai hoặc tôm hùm.
o Thịt bò nạc như sườn, hoặc thăn.
o Thịt lợn nạc như thịt thăn hoặc thăn lưng.
o Thịt nạc nguội Phô mai và phô mai tươi.
o Nguồn protein từ thực vật: Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành, chứa nhiều protein Các loại hạt và bơ hạt, đậu phụ ( đậu hủ )
 
Bước 3: Nhóm thực phẩm tinh bột được chia vào 1/4 đĩa còn lại
Các nhóm thực phẩm nhiều carbohydrate bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, nhóm rau củ nhiều tinh bột ( như các loại khoai), hạt, trái cây, sữa , sữa chua.
Đây là nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết nhiều nhất, là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế.
Chỉ cần bạn giữ nhóm thực phẩm này trong 1/4 đĩa thức ăn thì việc tăng đường huyết sau ăn sẽ không đáng lo.

1/4 ĐĨA THỨC ĂN THUỘC NHÓM CARBOHYDRATE

Các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate:
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, hạt đậu biếc, bỏng ngô, hạt quinoa và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt (bánh mì, mì ống, bánh ngô)
  • Các loại rau chứa nhiều tinh bột như bí ngô, bí bơ, đậu xanh, củ cải tây, chuối tây, khoai tây, bí ngô và khoai lang
  • Đậu và các loại đậu như đậu đen, đậu tây, pinto, và đậu garbanzo
  • Trái cây và trái cây khô
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua và các sản phẩm thay thế sữa (tức là sữa đậu nành)

Bước 4: Chọn nước uống: nước lọc hay nước ít năng lượng

Nước lọc là lựa chọn tốt nhất vì nó không chưa năng lượng hay carbohydrate, do vậy không tác động đến mức đường huyết.
Các lựa chọn thức uống không hoặc ít calo khác bao gồm:
  • o Trà không đường (nóng hoặc đá)
  • o Cà phê không đường (nóng hoặc đá)
  • o Soda hoặc các loại nước uống dành cho người ăn kiêng: Diet soda
Cách ước lượng khẩu phần trong một bữa ăn theo nguyên tắc bàn tay Zimbabwe
 
Số lượng tinh bột ( nhóm thực phẩm giàu carbohydrat) tiêu biểu là cơm. Chỉ ăn một lượng bằng 1 nắm tay, trong trường hợp lao động nặng thì ăn 2
 
Số lượng thịt cá ( nhóm thực phẩm giàu đạm). Chỉ ăn một phần tương ứng bằng 1 lòng bàn tay, có độ dày bằng độ dày ngón tay út.
 
Số lượng rau.
Chọn lượng rau đầy hai lòng bàn tay, chọn các loại rau ít carbohydrat: rau có lá xanh, bông cải xanh, đậu cô ve
 
Số lượng dầu mỡ ( nhóm thực phẩm giàu chất béo). Giới hạn lượng chất béo bằng với đốt đầu tiên của ngón cái ( một muỗng cà phê 5ml). Nên chọn các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè, dầu ô liu, dầu hướng dương.
 
 
Hình minh họa cách chọn khẩu phần mỗi bữa ăn theo ngyên tắc bàn tay Zimbabwe (The Zimbabwe Hand Jive)
 
 
 
Hình minh họa cách phân chia thành phần thực phẩm cho đĩa thức ăn của người đái tháo đường
 
Tài liệu tham khảo :
 
1) Tạ Thị Tuyết Mai (2022) , Kiểm soát tổng tải đường khi xây dựng thực đơn phù hợp với năng lượng và nhu cầu. NXB Lao Động.
2) Nguyễn Thy Khuê, Nguyễn Thị Ánh Vân (2021), Hướng dẫn dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh đái tháo đường Việt Nam. NXB Y Học.
5) Centers for Disease Control and Prevention USA(2022), https://www.cdc.gov/diabetes/managing/eat-well/meal-plan-method.html