Thông điệp truyền thông hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống Sốt xuất huyết” năm 2023

Ngày 25/05/2023

 -  523 Lượt xem

Phụ lục 1

Thông điệp truyền thông hưởng ứng

“Ngày ASEAN phòng, chống Sốt xuất huyết” năm 2023

(Đính kèm Công văn số         /TTKSBT-GDSK ngày        tháng 5 năm 2023 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố về việc tăng cường truyền thông “Ngày ASEAN phòng, chống Sốt xuất huyết”)

Chủ đề: “Chủ động phát hiện và loại bỏ ngay nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết”

  1. Loại bỏ các vật phế thải xung quanh nhà
  2. Hàng tuần chà rửa và thay nước mới lọ hoa
  3. Hàng tuần chà rửa và thay nước mới chậu cây thủy sinh
  4. Hàng tuần chà rửa và thay nước mới xô, thùng
  5. Chà rửa đĩa lót đáy chậu cây sau 5 đến 7 ngày
  6. Thả cá diệt lăng quăng đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt
  7. Bỏ muối vào các khu vực đọng nước mà không thể dọn dẹp
  8. Dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối
  9. Chà rửa và thay nước mới máng nước uống vật nuôi sau 5 đến 7 ngày
  10. Đậy kín các vật chứa nước ngoài trời, không để tạo thành chỗ trũng
  11. Quấn kín vỏ xe bằng băng keo nếu để ngoài trời
  12. Xếp chồng vỏ xe lên nhau và để ở nơi có mái che
  13. Đục lỗ vỏ xe đúng cách để không đọng nước
  14. Lấp đầy cát hoặc xi măng vào các hốc cây, bẹ lá đọng nước
  15. Đổ cát vào đầy bát nhang nếu để ngoài trời
  16. Thu gom vật phế thải và bỏ vào thùng rác có nắp đậy
  17. Che kín, đổ nước đọng đối với chậu kiểng ngoài trời
  18. Đục lỗ đủ lớn cho nước chảy ra ở đáy chậu kiểng
  19. Đậy kín vật trữ nước và kiểm tra sau 5 đến 7 ngày
  20. Chà rửa vật trữ nước ngay khi phát hiện lăng quăng

Phụ lục 2

NỘI DUNG PHÁT THANH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2023

(Đính kèm Công văn số         /TTKSBT-GDSK ngày        tháng 5 năm 2023 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố về việc tăng cường truyền thông “Ngày ASEAN phòng, chống Sốt xuất huyết”)

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, hiện chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Muỗi vằn là thủ phạm lây truyền bệnh, thường sinh sản ở môi trường nước sạch, không đẻ trứng nơi ao tù, cống rãnh. Để chủ động phòng chống bệnh SXH, cần “chủ động phát hiện và loại bỏ ngay nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXH”.

Ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

  • Loại bỏ các vật phế thải xung quanh nhà để ngăn chặn sự phát triển của muỗi
  • Định kỳ hàng tuần chà rửa và thay nước mới lọ hoa, chậu cây thủy sinh, xô, thùng
  • Định kỳ chà rửa đĩa lót đáy chậu cây sau 5 đến 7 ngày
  • Thả cá diệt lăng quăng đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt
  • Bỏ muối vào các khu vực đọng nước mà không thể dọn dẹp
  • Dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối tránh bị tắc gây đọng nước
  • Định kỳ chà rửa và thay nước mới máng nước uống vật nuôi sau 5 đến 7 ngày
  • Đậy kín các vật chứa nước ngoài trời, không để tạo thành chỗ trũng
  • Quấn kín vỏ xe bằng băng keo nếu để ngoài trời
  • Xếp chồng vỏ xe lên nhau và để ở nơi có mái che
  • Đục lỗ vỏ xe đúng cách để không đọng nước
  • Lấp đầy cát hoặc xi măng vào các hốc cây, bẹ lá đọng nước
  • Đổ cát vào đầy bát nhang nếu để ngoài trời
  • Thu gom vật phế thải và bỏ vào thùng rác có nắp đậy
  • Che kín, đổ nước đọng đối với chậu kiểng ngoài trời
  • Đục lỗ đủ lớn cho nước chảy ra ở đáy chậu kiểng
  • Đậy kín vật trữ nước và kiểm tra sau 5 đến 7 ngày
  • Chà rửa vật trữ nước ngay khi phát hiện lăng quăng

Khi bị sốt cao, cần đến ngay cơ sở y tế để khám, tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà. Chỉ nhập viện hoặc chuyển tuyến khi có chỉ định của thầy thuốc. Chủ động phát hiện và loại bỏ ngay nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết.

Không có lăng quăng, không muỗi, không Sốt xuất huyết

/Media/files/ASEAN%20pc%20SXH.mp3