Tuần lễ nhận thức về kháng sinh (Antimicrobial Awareness Week 2020- AAW)

Ngày 08/12/2020

 -  1572 Lượt xem

Tuần lễ nhận thức về kháng sinh (Antimicrobial Awareness Week  2020- AAW)

18 – 24 November 2020

 

Tổng hợp: DSCKI. Bành Đức Hòa

 

Với chủ đề: "“Hãy chung tay để bảo tồn kháng sinh”, tuần lễ nhận thức về kháng sinh toàn cầu diễn ra thường xuyên từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 11 hàng năm, bắt đầu từ năm 2020 (bất kể ngày nào trong tuần). Khẩu hiệu của Tuần lễ nhận thức về kháng sinh năm 2020 là “Thuốc kháng sinh: hãy sử dụng hết sức cẩn thận”, nhằm kêu gọi  tất cả các cá nhân, các ngành hãy nâng cao nhận thức sử dụng kháng sinh.

Đề kháng kháng sinh (AMR)

Tổ chức Y tế Thế giới đã mô tả AMR là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người và động vật, cũng như thực phẩm và nông nghiệp.

Đề kháng kháng sinh là khi vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng thay đổi để trở nên kháng thuốc dẫn đến việc ngày càng tăng trong điều trị nhiễm trùng, và thường là do:

 - Sử dụng sai (Misuse):  Không dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, hoặc bác sĩ dùng sai khác sinh.

 - Lạm dụng quá mức ( Overuse): Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết.

Kháng kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến con người, mà còn cả động vật và môi trường.

Nếu điều này tiếp tục xảy ra mà không được kiểm soát, một số bệnh nhiễm trùng có thể trở nên không thể điều trị được và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nặng và tỉ lệ tử vong sẽ gia tăng.

Tại sao dùng đúng kháng sinh lại rất quan trọng ?

Không giống như nhiều loại thuốc khác, sự phát triển của tình trạng kháng thuốc do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng không chỉ đến bệnh nhân cần điều trị hiện tại mà còn ảnh hưởng đến bệnh nhân và cộng đồng rộng lớn hơn trong tương lai. Theo thời gian, việc sử dụng thuốc kháng sinh chắc chắn dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhưng việc lạm dụng thuốc kháng sinh đã đẩy nhanh quá trình này. Một số thuốc kháng sinh không còn có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng.

Điều quan trọng là phải uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và không gây áp lực cho bác sĩ về việc dùng thuốc kháng sinh nếu họ cảm thấy không giúp ích được gì cho tình trạng bệnh lý của bạn. Không dùng kháng sinh đủ trong đơn thuốc hay để dành dùng sau này hoặc dùng thuốc của người khác có thể có nghĩa là bạn không nhận được đúng loại thuốc kháng sinh, đúng liều lượng cho nhu cầu của mình.

Vì vậy, đối với bệnh nhân có vài lưu ý khi sử dụng kháng sinh:

 - Điều quan trọng là sử dụng đúng cách theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

 - Không tự ý dùng thuốc kháng sinh nếu bạn không khỏe hoặc dùng thuốc kháng sinh không được kê đơn cho bạn.

 - Nếu bạn có các triệu chứng COVID-19, hãy đi đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Tại sao chúng ta không phát triển các chất kháng khuẩn mới, mạnh hơn ?

Việc phát triển các kháng khuẩn mới là cả thử thách, tốn kém và mất nhiều thời gian để đưa ra thị trường. Do đó, số lượng kháng sinh mới đã giảm dần theo thời gian. Do vậy, cần phải sử dụng chất kháng sinh thích hợp, bất kể nguồn cung cấp.

Có thể làm gì bây giờ?

Chúng ta phải đảm bảo rằng kháng sinh chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết, theo cách thích hợp nhất trong thời gian ngắn nhất. Đây là một vấn đề đòi hỏi hành động chung tay ở mọi cấp độ, từ các cá nhân, chính phủ và các tổ chức lớn trên thế giới. Nếu không có hành động khẩn cấp, nhiễm trùng và thương tích dù nhẹ nhất cũng có thể trở nên nguy hiểm và gây tử vong.

Nguồn: World Antimicrobial Awareness Week 2020

  1. https://www.who.int/news-room/events/detail/2020/11/18/default-calendar/world-antimicrobial-awareness-week-2020
  2. https://www.safetyandquality.gov.au/our-work/antimicrobial-stewardship/antimicrobial-awareness-week-aaw
  3. https://www.safetyandquality.gov.au/our-work/antimicrobial-stewardship/antimicrobial-awareness-week-aaw#what-is-antimicrobial-resistance-(amr)?