BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Ngày 03/06/2023

 -  483 Lượt xem

 

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

                                      Phòng QLCL-Tổ TTGDSK

Bệnh tay chân miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi? | VinmecBệnh tay chân miệng do virus gây ra, đặc trưng bởi tình trạng sốt và sự xuất hiện của các nốt mụn nước, điển hình ở lòng bàn chân, tay và vòm miệng.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, một số ít ở người trưởng thành. Bệnh thường xảy ra quanh năm,theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, số trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng chủ yếu là do virus EV71 gây ra, trong đó tử vong phổ biến nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% – 86% trong tổng số các trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Gần đây đã có trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng.

Nguyên nhân mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm thường xảy ra do sự xâm nhập của virus Coxsackie A16 hoặc enterovirus 71 (EV71) – trong đó EV71 ít gặp nhưng lại gây ra những biến chứng nặng nề hơn. Đây là những chủng virus sống trong đường tiêu hóa và lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất dịch từ các bọng nước, chất nôn, giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi của người bệnh. 

Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy virus gây bệnh tay chân miệng chỉ có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ C sau 30 phút. Trong điều kiện nhiệt độ lạnh – 40 độ C, virus sẽ sống được đến 3 tuần ở môi trường bên ngoài. Do đó, trẻ có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với đồ ăn, uống, mặt bàn, đồ chơi chung, ghế,….có chứa virus gây bệnh. Trẻ đã từng mắc bệnh tay chân miệng vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

3 dấu hiệu rất sớm cảnh báo trẻ mắc tay chân miệng trở nặngSốt cao 38-39oC, đau họng, đau miệng, loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niệm mạc miệng, lợi, lưỡi phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông... kích thước các nốt phỏng khoảng từ 2-5mm. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ em vẫn chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng bệnh, đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gấn nhất khi có dấu hiệu phát bệnh.

Biến chứng nguy hiểm bệnh tay chân miệng

Trong trường hợp bệnh tay chân miệng không được phát hiện, xử lý kịp thời hay kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra các biến chứng tay chân miệng nguy hiểm, dẫn đến tử vong như:

- Gây ảnh hưởng đến não bộ: viêm màng não, viêm não và viêm não tủy. Bên cạnh đó, trẻ sẽ có một số biểu hiện bất thường như hay bị giật mình, đi không vững, nhãn cầu rung/giật, mắt nhìn ngược,…

- Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch: viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch,…

- Xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập tại các nốt mụn trên da.

- Có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện điều trị kịp thời.

Nguồn : Bộ Y Tế, HCDC